Toàn
bộ tham luận, các bài nghiên cứu và những tư liệu về Phan Thanh Giản được Hội
Khoa học lịch sử Việt Nam và NXB Đồng Nai in thành tập sách đúng ba năm sau ngày
tổ chức tọa đàm khoa học có tên “Thế kỷ XXI nhìn về nhân vật lịch sử Phan Thanh
Giản”.
Độ lùi
thời gian vừa qua đã giúp giới sử học và các học giả có cái nhìn kỹ hơn, cũng
như tư liệu được cập nhật thêm, nên bộ sách không chỉ là tổng kết quan điểm của
những người trí thức thế kỷ 21 nhìn nhận nhân vật Phan Thanh Giản, mà còn là
những lý giải cho việc nhân vật lịch sử này còn hiện diện trong đời sống tinh
thần của người dân VN.
Xoay
quanh sự kiện Phan Thanh Giản thay mặt triều đình Huế trực tiếp ký hòa ước giao
nộp sáu tỉnh Nam kỳ cho Pháp rồi uống thuốc độc tự tử, những công và tội của
nhân vật lịch sử này được nhìn nhận thấu tình đạt lý với các phân tích về “khối
mâu thuẫn lớn” trong con người ông.
Đó là
một tấm lòng của hậu thế chia sẻ với tiền nhân vốn sinh vào thời loạn nên hành
trạng phức tạp khó lường. Sau 32 năm, đây là tập sách thứ hai về Phan Thanh Giản
được xuất bản, tập đầu tiên của tác giả Nguyễn Duy Oanh, in tại Sài Gòn năm
1974.
Và
cuốn sách mà các bạn đang cầm trên tay là tập hợp những tham luận của 2 cuộc
thảo luận gần đây nhất (1994 và 2003) để ghi nhận một chặng đường nhận thức dài
cùng với những biến thiên của lịch sử đất nước, chân dung “Phan học sĩ” đang dần
trở lại với cái nhìn đầy lòng vị tha truyền thống của người Việt Nam như nhà ái
quốc Nguyễn Đình Chiểu đã từng công bằng bình phẩm. (Nhà
sử học Dương Trung Quốc)