Hỗ trợ:
84-028-3845 3333
Giỏ hàng:
0
(0)
Lê Văn Duyệt với vùng đất Nam bộ
Tìm kiếm phân loại
tu-dien-cho-android-sachbaovn.jpg
tu-dien-nhat-viet-sachbaovn.jpg
Hoạt động thành viên
Giới thiệu

Lê Văn Duyệt (1763-1832) là một nhân vật lịch sử mà cuộc đời và sự nghiệp trước kia cũng như hiện nay chưa có một sự đánh giá thống nhất, khen chê chưa dứt khoát, đâu là mặt tích cực, đâu là mặt hạn chế. Trong khi đó thì đối với một bộ phận trong nhân dân Sài Gòn – Gia Định (nay là thành phố Hồ Chí Minh), Lê Văn Duỵệt đã được trân trọng thờ phụng, hương khói chuyên cần. Tình hình đó đòi hỏi một cuộc trao đổi ý kiến rộng rãi tiến tới một sự đánh giá đúng đắn về vai trò của ông trong lịch sử dân tộc.

“Lê Văn Duyệt với vùng đất Nam bộ” gồm 17 bản tham luận khoa học về nhân vật Lê Văn Duyệt. Ngoài bản tham luận đề dẫn của giáo sư Đinh Xuân Lâm và bài phát biểu của đồng chí Võ Văn Kiệt về quan điểm của Đảng ta, nội dung chính của tác giả đề cập xung quanh 3 loại chủ đề:

- Đánh giá chung về nhân vật Lê Văn Duyệt

- Trình bày từng chuyên đề xung quanh nhân vật Lê Văn Duyệt như: ngoại giao, ngoại thương, vấn đề Công Giáo, bản án tử hình, v.v…

- Một số tư liệu tham khảo như: Ấn đồng triều Nguyễn, văn bia, câu đối, hoành phi, việc xây dựng và quản lý lăng Lê Văn Duyệt.

Nội dung chủ yếu của cuộc toạ đàm tập trung vào việc đánh giá những mặt tích cực và hạn chế như công và tội của Lê Văn Duyệt. Các tác giả đã cố gắng sưu tầm nhiều tư liệu dẫn chứng cho những đánh giá của mình, trong đó có tư liệu của các bộ sử triều Nguyễn, đánh giá của các học giả trong và ngoài nước từ trước đến nay, nhận xét của các nhà truyền giáo phương Tây, các sứ thần ngoại giao, ngoại thương, v.v… từng tiếp cận Lê Văn Duyệt.

Tuy các bản tham luận đều nêu cả hai mặt công và tội, tích cực và hạn chế, nhưng phần lớn đi sâu khai thác mặt công, mặt tích cực đối với đất nước trong 20 năm ông làm Tổng trấn Gia Định thành. Các tác giả tập trung nêu vai trò của Lê Văn Duyệt trong chính sách xây dựng và phát triển vùng đất mới ở Gia Định về mặt kinh tế - xã hội, mở cửa giao thương với nước ngoài, làm cho vùng này sầm uất nhất nước. Về nội trị, ông có quan điểm đúng với công giáo, với các dân tộc, quản lý bộ máy cai trị nghiêm minh, biết sử dụng người tài và chống bọn tham quan ô lại. Về ngoại giao và quốc phòng, ông có đối sách phù hợp để bảo vệ biên cương. Ông còn là một vị quan chăm sóc đến đời sống văn hoá giáo dục, một vị quan đạo đức, thanh liêm…

Sách liên quan
Sách thường được mua kèm với sách này
Hoạt động của cộng đồng về sách này
Thành phần
Bình luận bạn đọc
Đăng nhập để viết bình luận