« Từ khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, các khoa học xã hội đã trải qua nhiều trào lưu lý thuyết đối lập nhau mạnh mẽ, nhiều cuộc xung đột giữa các trường phái, khiến cho một người quan sát lơ đãng có ấn tượng về một sự nối tiếp nhau của các kiểu thức trí tuệ. Hiện tượng luận, chủ nghĩa Marx, chủ nghĩa cấu trúc, chủ nghĩa động lực (dynamisme), phương pháp luận tộc người (ethnométhodologie)… và vô số biến thể của các trường phái đối lập nhau ấy đã xuất hiện dồn dập.
Tuy nhiên, chỉ đứng ở một trình độ quan sát hời hợt mới có thể lẫn lộn những trào lưu trí tuệ ấy với những kiểu thức (modes) hay những “đơn thuốc có sẵn” do những người đứng đầu trường phái áp đặt. Đằng sau những bất đồng ấy, hiện ra những sự đối lập sâu sắc không chỉ của những cá nhân hay tổ chức kình địch nhau, mà còn của những quan niệm trái ngược nhau về nhận thức xã hội, những cách nhìn đối lập nhau về xã hội vào cuối thế kỷ XIX này. Người ta có thể nghĩ rằng, trong những cuộc tranh luận ấy, đã bộc lộ những chiều mâu thuẫn nhau của thế giới hiện đại.
Trong tác phẩm này, chúng tôi muốn dựng lại những tranh luận sâu sắc ấy, cuộc xung đột của các trào lưu khoa học luận ấy, với tham vọng làm nổi lên những đường sức và những ranh giới chủ yếu, rút ra từ đó những ý nghĩa và những mối tranh chấp ở mức độ có thể làm được. »
Nhập danh sách email cần giới thiệu (phân cách nhau dấu ;)
Nhập tài khoản cần tìm trong hệ thống
Chọn danh sách bạn bè sẽ giới thiệu
Viết giới thiệu của bạn