Còn gì tuyệt
vời hơn khi tác giả và độc giả cùng chung thế giới quan trong một tác phẩm nghệ
thuật. Vì khi đó họ có thể chia sẻ những quan điểm, sở thích cũng như ngôn ngữ
nghệ thuật riêng. Họ cùng nhận ra những dấu hiệu và cảm nhận cùng một thông điệp
qua từng màu sắc, từng câu chữ, từng bố cục.
Các tác phẩm
nghệ thuật dành cho thiếu nhi gặp phải khó khăn là hướng đến một lượng độc giả
khác biệt, khó nắm bắt, không thể hiểu hoàn toàn. Để giải quyết vấn đề này cần
lập ra những giả thuyết tất yếu và có lẽ là vô thực. Theo thời gian, một số nghệ
sĩ đã tưởng tượng ra một thời thơ ấu với những đặc điểm chung được phác hoạ rõ
nét như: sự ngây thơ, nhẹ dạ cả tin, sự nông cạn có cơ sở, dễ thích nghi, yêu
thích những thứ đơn giản, không ganh đua...
Dĩ nhiên là
thời thơ ấu này không tồn tại và những miêu tả kể trên chỉ có trong những tác
phẩm được viết cho thế giới tưởng tượng đó.
Tuy nhiên,
không ai biết trẻ con như thế nào. Có lẽ hợp lí nhất chính là những bài thơ hay
bài hát dành cho thiếu nhi được viết bởi chính những cô bé, cậu bé bảy, tám
tuổi. Vì vậy, tôi mạn phép đề xuất huỷ bỏ chủ trương tạo ra các tác phẩm nghệ
thuật dành cho thiếu nhi do người lớn thực hiện. Bởi vì trẻ con có khả năng cảm
nhận được sự ngốc nghếch ngây thơ với tốc độ nhanh (hoặc chậm) tương đương với
người lớn.
Trẻ em không
dễ bị lừa, chúng có thể nhận ra những gì người diễn trò trên sân khấu nói không
phải là sự thật. Chính tôi, từng là một cậu bé không mấy lanh lợi, cũng đã xem
thường những bài hát của các chú hề và những con gà mái, và thích bài hát “ Đêm
buồn” hay “Túp lều của Cambicha” hơn.
Chúng ta hiện
đang nói đến những người nghệ sĩ sẵn sàng đàn, hát, vẽ và viết hết mình mà không
hề hạ thấp yêu cầu về sự hoàn hảo để phù hợp với một nhóm khán giả ít được trang
bị hơn.