Văn hoá là
tài sản quý của cộng đồng và đất nước. Văn hoá góp phần đem lại an sinh xă hội
và bồi dưỡng nhân cách con người. Giáo dục văn hoá cũng là một nhiệm vụ không
thể thiếu trong trường phổ thông dân tộc nội trú nhằm thực hiện mục tiêu đào tạo
con người Việt Nam trong thời kì công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Làm
tốt nhiệm vụ giáo dục văn hoá cho học sinh là góp phần bảo tồn và phát triển văn
hoá, thực hiện tốt việc xây dựng một nền văn hoá Việt Nam hiện đại, đậm đà bản
sắc dân tộc.
Giáo dục bảo
tồn văn hoá truyền thống trong nhà trường ở vùng dân tộc nghĩa là trao cho các
em những hiểu biết về văn hoá, trong đó có văn hoá dân tộc của các em, từng bước
giúp các em yêu quý, bảo tồn và gìin giữ văn hoá truyền thống của dân tộc mình
cũng như tôn trọng văn hoá của các dân tộc anh em khác. Giáo dục bảo tồn văn hoá
truyền thống cũng là giúp cho các em có khả năng hoà nhập với các nền văn hoá
khác, tìm ở đó những cái hay, cái đẹp, giá trị nhân văn để bổ sung vào vốn hiểu
biết của mình cũng như có ư thức hơn trong việc lưu giữ, bảo tồn văn hoá các
cộng đồng dân tộc anh em trên đất nước ta nói riêng và thế giới nói chung. Để
làm tốt công tác giáo dục bảo tồn và phát triển văn hoá đoi hỏi người quản lí,
người tổ chức phải có bản lĩnh chính trị vững vàng trên cơ sở thấm nhuần sâu sắc
đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề dân tộc và văn hoá ; đồng
thời cần có sự hiểu biết phong phú về đời sống văn hoá của đồng bào các dân tộc;
biết dựa vào sức mình, khai thác tốt sự giúp đỡ của ngành văn hoá, của cộng đồng
dân tộc nơi trường đóng và nơi có con em các dân tộc về học tại trường.
Đáp ứng yêu
cầu trên, Dự án Phát triển giáo dục THCS II (Bộ Giáo dục và Đào tạo) phối hợp
với Trung tâm Nghiên cứu giáo dục dân tộc (Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam) tổ
chức biên soạn tài liệu Hướng dẫn bảo tồn văn hoá trong trường phổ thông dân tộc
nội trú thuộc bộ TÀI LIỆU GIÁO DỤC HỌC
SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ (Một số vấn đề đặt ra trong bối cảnh
của quá trình phát triển). Ngoài Tóm tắt nội dung cơ bản bằng tiếng Anh, nội
dung cụ thể của tài liệu gồm ba phần: Mở đầu ; Những nội dung cần chia sẻ ; Nhìn
lại và mong đợi. Những nội dung này không trình bày dưới hình thức lí thuyết khô
khan mà bắt đầu từ đời sống văn hoá vô cùng sinh động và hấp dẫn của cộng đồng
các dân tộc Việt Nam để lí giải các vấn đề của văn hoá và giáo dục văn hoá.
Chúng tôi hi
vọng tài liệu này sẽ giúp các thầy cô, các em học sinh thực hiện tốt công tác
bảo tồn văn hoá trong trường phổ thông dân tộc nội trú.