Hỗ trợ:
84-028-3845 3333
Giỏ hàng:
0
(0)
Giáo trình chuẩn bị sản xuất may
Tìm kiếm phân loại
tu-dien-cho-android-sachbaovn.jpg
tu-dien-nhat-viet-sachbaovn.jpg
Hoạt động thành viên
Giới thiệu

Môn học Chuẩn bị sản xuất có thời lượng 3 tín chỉ (45 tiết). Đây là môn học được xem là quan trọng nhất trong Chương trình đào tạo 150 tín chỉ dành cho sinh viên ngành Công nghệ may, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh. Môn học sẽ giới thiệu cho người học toàn bộ những nhiệm vụ cần thiết của người cán bộ kỹ thuật trong doanh nghiệp may, đặc biệt là những công việc cần làm trong giai đoạn chuẩn bị sản xuất từ nguyên phụ liệu, thiết kế đến công nghệ.

Giáo trình Chuẩn bị sản xuất gồm ba phần chính:

Chương 1: Công đoạn chuẩn bị vật liệu. Chương này giới thiệu những kiến thức cơ bản và chuyên sâu về tổ chức, sắp xếp, kiểm tra, đo đếm, phân loại nguyên phụ liệu trong kho của một nhà máy. Bên cạnh đó, giáo trình cũng đề cập đến các nguyên tắc, phương pháp, tiêu chuẩn, dụng cụ,…cần thiết trong quá trình chuẩn bị nguyên phụ liệu cho sản xuất một mã hàng. Để giúp cho người học có cái nhìn cụ thể hơn về công tác chuẩn bị nguyên phụ liệu ngành may, chúng tôi cũng giới thiệu về các thủ tục cần có trong xuất nhập hàng hóa tại kho nguyên phụ liệu.

Chương 2: Chuẩn bị về thiết kế. Nội dung chương đề cập đến các công việc thiết yếu liên quan đến quá trình tạo mẫu rập cho sản xuất: nghiên cứu mẫu, thiết kế mẫu, chế thử mẫu, nhảy mẫu, cắt mẫu cứng và giác sơ đồ. Trong mỗi nội dung thành phần, người học sẽ được chia xẻ về cách thức phân tích tình huống và thực hiện các giai đoạn tạo lập bộ rập. Giáo trình cũng giới thiệu các phương pháp thiết kế rập cơ bản, rập hỗ trợ, ghép cỡ vóc, giác sơ đồ,…, là tiền đề để người học vững tâm khi tiếp cận phòng kỹ thuật trong doanh nghiệp may.

Chương 3: Chuẩn bị về công nghệ. Nội dung chương giới thiệu tỉ mỉ cho người học về công tác tính các loại định mức trong sản xuất: định mức nguyên phụ liệu, định mức thời gian gia công. Giáo trình cũng hướng dẫn cho sinh viên về các loại đường may và cách thể hiện ký hiệu lắp ráp trong các văn bản kỹ thuật. Cuối chương, giáo trình hướng dẫn tỉ mỉ cách đọc, tính toán số liệu và biên soạn một bộ tài liệu kỹ thuật, đáp ứng nhu cầu sản xuất cho một đơn hàng. Qua giáo trình, người học sẽ được dẫn dắt một cách đầy đủ và toàn diện các công việc cụ thể của một cán bộ kỹ thuật ngành may. Sau khi hoàn tất mỗi chương, sẽ có những câu hỏi ôn tập, giúp người học tự củng cố kiến thức và hệ thống hóa kiến thức.

Sách liên quan
Sách thường được mua kèm với sách này
Hoạt động của cộng đồng về sách này
Thành phần
Bình luận bạn đọc
Đăng nhập để viết bình luận