Vào
thế kỷ 19, Trương Vĩnh Ký là một hiện tượng đặc biệt. Ông đã bước vào đời theo
con đường riêng của mình giữa bối cảnh xa hội hết sức phức tạp: Chủ nghĩa tư bản
đang tràn sang phương Đông và ở Việt Nam lệnh sát tả đã trở thành nỗi kinh hoàng
của nhiều giáo dân. Con đường mà Trương Vĩnh Ký đã chọn và dấn thân cho tới hơi
thở cuối cùng là một con đường mà cho đến hôm nay, sau gần 2 thế kỷ vẫn đang còn
là vấn đề thời sự với nhiều bàn luận khác nhau.
Ngay
trong cuộc tọa đàm do tạp chí Xưa va Nay tổ chức vừa qua tại TP. Hồ Chí Minh vẫn
còn có tham luận lên án gay gắt Trương Vĩnh Ký, những tác giả theo xu hướng này
rút ra từ những việc làm của Trương Vĩnh Ký để cho rằng đó là sự “phản bội dân
tộc”! Tuy nhiên phần lớn các tham luận đều ghi nhận những đóng góp to lớn của
ông, đặc biệt trong lĩnh vực văn hóa và ngôn ngữ. Nhìn chung những tham luận đều
được người viết cố gắng gắn nhân vật Trương Vĩnh Ký trong bối cảnh xã hội Việt
Nam giữa thế kỷ 19 với một phương pháp biện chứng. Từ đó các tác giả đánh giá
những cống hiến của Trương Vĩnh Ký cho dân tộc chúng ta hôm qua và hôm
nay.
…Hãy
gạt ra những thẩm bình, hãy nhìn vào khối lượng đồ sộ tác phẩm, di bút, di
cảo... mà Trương Vĩnh Ký để lại để thấy sức làm việc phi thường của ông - một
trí thức dưới xã hội còn quá nhiều phức tạp.
Về mặt sử học vào
thời ấy có thể nói Trương Vĩnh Ký là một sử gia uyên thâm. Bộ Giáo trình
lịch sử An Nam la một trong những bộ sử mà ngày nay vẫn còn nhiều giá trị. Những
công trình về ngôn ngữ học của Trương Vĩnh Ký hiện vẫn được những giáo sư ngôn
ngữ học trong nước và trên thế giới gọi ông là nhà bác ngữ học. Ngoài các bản
dịch Tứ Thư, Ngũ Kinh, Minh Tâm Bửu Giám… Trương Vĩnh Ký còn là người Việt Nam
đầu tiên phiên “Kiều” của thi hào Nguyễn Du ra chữ Quốc ngữ (bản in năm 1875),
rồi Lục Vân Tiên, Thơ chống Tây của Bùi Hữu Nghĩa… Ngay như “Một chuyến đi Bắc
kỳ năm Ất Hợi” cũng để lại nhiều “tai tiếng” mà cho đến nay vẫn còn tranh luận,
nhưng xét về mặt khoa học, sử học va văn học, thì la một tác phẩm thuộc the ky
sư đáng để chúng ta suy nghĩ nghiên cứu.
Qua cuộc tọa đàm
“Trương Vĩnh Ký với Văn Hóa” chúng tôi nhận thấy dẫu những nhận định trái ngược
nhau, nhưng công bằng mà nói đó là những ý kiến tâm huyết của các nhà khoa học,
đáng trân trọng! Cuộc tọa đàmđược tổ chức giữa thời điểm những năm đầu của the
ky XXI phần nào cũng đã nói lên mọi ý nghĩa của nó.
Để giúp bạn đọc
theo dõi đầy đủ nội dung của cuộc tọa đàm, đồng thời cung cấp mot số tư liệu
đánh giá về Trương Vĩnh Ký (trước 1975), Tạp chí Xưa & Nay phối hợp với Nhà
Xuất bản Văn hóa Sài Gòn xuất bản “Thế kỷ XXI nhìn về Trương Vĩnh
Ký”.