“Đại Việt sử
lược” là một trong những tác phẩm xuất hiện sớm nhất trong lịch sử sử học Việt
Nam. Sách
tuy đã thất truyền ở nước ta nhưng lại được tìm thấy ở Trung Quốc. Dưới thời trị
vì của Hoàng đế Càn Long (1736 - 1795), có một vị học giả nổi tiếng của nhà
Thanh là Tiền Hy Tộ đã tiến hành hiệu đính và cho khắc in lại bộ sách này với
tên gọi mới là Việt Sử Lược. Các nhà khảo cứu văn bản đều cho rằng, có lẽ người
Trung Quốc khó chấp nhận chữ Đại dùng để chỉ một nơi nào đó ở ngoài Trung Quốc
nên đã thẳng tay gạt bỏ tên sách nguyên tác, chỉ để lại ba chữ Việt Sử
Lược.
Đại
Việt sử lược được biên soạn vào thời Trần nhưng tác giả là ai thì đến nay vẫn
chưa rõ. Đã có một cuộc thảo luận rất sôi nổi và nghiêm túc về niên đại và tác
giả của Đại Việt sử lược nhưng là một dịch giả, điều khiến chúng tôi bận tâm
nhất lại là ở chỗ, làm thế nào để tách bạch được đâu là nguyên bản thực sự của
Đại Việt sử lược, đâu là phần mà Tiền Hy Tộ đã sửa chữa theo ý riêng của
mình.
Đại
Việt sử lược đã được in đi in lại khá nhiều lần và mỗi lần tái bản lại có dấu ấn
hiệu đính riêng. Tế nhị và cẩn trọng cũng có. Thô bạo và hơi vội vã cũng có.
Nhưng thôi, đành phải chấp nhận vậy. Ở đời không có cái gì tuyệt đối cả, chỉ có
cái mà tất cả mọi thứ của nó đều tương đối thì sẽ được xem là tuyệt đối. Nguyên
bản chữ Hán của Đại Việt sử lược mà chúng tôi dùng để dịch ở đây kể cũng xứng
đáng được xếp vào hàng cái gì của nó cũng đều tương đối.
Sách gồm các nội dung chính như sau :
Đại
Việt sử lược (Quyển 1) - bản gốc từ TỨ KHỐ TOÀN THƯ (khuyết danh) - Kim Sơn Tiền
Hy Tộ, tự là Tích Chi hiệu đính
Đại
Việt sử lược (Quyển 2)
Đại
Việt sử lược (Quyển 3)
Phụ
lục : Niên kỉ của triều Trần
Nguyên bản chữ Hán của Đại Việt sử
lược