Sách
trình bày các nội dung sau:
Chương 1: Thiết lập các phân tích
và bắt đầu mô phỏng.
Chương 2: Mô tả cách thiết lập
phân tích DC.
Chương 3: Phân tích
AC.
Chương 4: Phân tích quá
độ.
Chương 5: Phân tích nhiệt độ và
thông số.
Chương 6: Phân tích Monte Carlo và
WorstCase.
Chương 7: Mô phỏng
số.
Chương 8: Mô phỏng hỗn hợp tương
tự và số.
Chương 9: Phân tích các dạng
sóng.
Chương 10: Các tùy chọn biến ngõ
ra khác.
MỘT
SỐ ĐIỂM CẦN CHÚ Ý
Đây
là quyển sách giáo trình thực hành về lãnh vực “EDA -Tự động Thiết kế Mạch điện
tử được các giảng viên Khoa Điện-Điện tử Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM
biên soạn với mọi cố gắng và tận tâm cao nhất. Tuy nhiên, với trình độ chuyên
môn, kinh nghiệm và thời gian còn hạn chế mà nội dung của quyển sách trong lần
biên soạn này chắc còn có những điểm khiếm khuyết. Các tác giả rất mong nhận
được nhiều ý kiến đóng góp của bạn đọc để nội dung cũng như hình thức họ sách
này được hoàn chỉnh và phục vụ bạn đọc tốt hơn.
Để
có thể phân tích, mô phỏng và thiết kế mạch in, sinh viên cần phải cài đặt
chương trình vào trong máy, tùy theo đĩa cài đặt đang sử dụng là phiên bản OrCAD
9.X, 10.0, 16.X mà cách cài đặt cũng như giao diện làm việc hơi khác một chút so
với sách hướng dẫn.
Phiên
bản OrCAD dùng trong sách là OrCAD 16. Nếu máy tính của người dùng sử dụng các
phiên bản OrCAD cũ hơn vẫn có thể thực hành theo sách với một số lưu ý sau: Với
phiên bản OrCAD 9.0, 9.2, 10.0, 10.5… phần vẽ sơ đồ nguyên lý không có sự khác
biệt nhưng phần thiết kế mạch in có sự khác biệt.
Các
mạch điện minh họa trong các bài tập chỉ mang tính cách tham khảo để các sinh
viên nắm được cách thức mô phỏng và thiết kế mạch in. OrCAD dù mạnh thế nào đi
nữa cũng chỉ là công cụ hỗ trợ cho việc thiết kế và mô phỏng mà thôi, muốn phân
tích, mô phỏng mạch cũng như thiết kế mạch in được tốt các sinh viên cần có kiến
thức chuyên môn mới có thể khai thác hết chức năng của chương trình.