Hội
thảo khoa học đã thu hút được 60 báo cáo khoa học của các nhà nghiên cứu, các
giảng viên trong các trường đại học, cao đẳng, các học viện chính trị tham gia.
Tinh thần khoa học của Hội thảo đã thể hiện trong các bài viết có hàm lượng khoa
học cao, tâm huyết và sâu sắc, với niềm kính trọng và ngưỡng mộ lớn lao đối với
Các Mác, nhà lý luận thiên tài, nhà cách mạng vĩ đại, người sáng tạo nên hệ
thống lý luận Chủ nghĩa Mác - Lênin, Lãnh tụ vĩ đại của các đảng cộng sản và
giai cấp công nhân toàn thế giới.
Có
thể khái quát nội dung Hội thảo tập trung vào các vấn đề chủ yếu sau:
Các
tác giả đã làm rõ di sản lý luận của Các Mác, tầm vóc lịch sử và giá trị vạch
thời đại trên nhiều bình diện khác nhau. Trên bình diện triết học duy vật, Các
Mác là nhà triết học duy vật biện chứng vĩ đại. Ông đã kế thừa biện chứng phép
biện chứng duy tâm của Georg Wilhem Friedrich Hegel (1770-1831) và chủ nghĩa duy
vật nhân bản của Ludwig Andreas Feurbach (1804-1872) trong triết học cổ điển
Đức, để sáng tạo nên chủ nghĩa duy vật biện chứng - hình thức cao nhất của chủ
nghĩa duy vật trong lịch sử triết học. Sự ra đời của chủ nghĩa duy vật biện
chứng đã tạo nên cuộc cách mạng trong lịch sử triết học, chứng minh vai trò của
triết học đối với thực tiễn; mối liên hệ thống nhất giữa chủ nghĩa duy vật và
phép biện chứng; thể hiện tính thống nhất, mối liên hệ giữa triết học duy vật
biện chứng và khoa học, nhất là khoa học tự nhiên.
Đặc
biệt, từ bình diện triết học xã hội, sự ra đời của chủ nghĩa duy vật lịch sử là
một thành tựu nổi bật nhất của triết học Các Mác, là một phát minh vĩ đại về quy
luật vận động, phát triển của lịch sử xã hội loài người. Lần đầu tiên trong lịch
sử triết học xã hội, với chủ nghĩa duy vật lịch sử, mà hạt nhân là học thuyết
hình thái kinh tế - xã hội, những vấn đề về nguồn gốc, bản chất, các quy luật
vận động của xã hội đã được Các Mác khái quát có ý nghĩa khoa học và cách mạng
sâu sắc, để triết học
Các
Mác trở thành chủ nghĩa duy vật triệt để nhất, làm cơ sở khoa học cho sự vận
dụng các quy luật đó vào thực tiễn cách mạng. Trên bình diện kinh tế học chính
trị, Các Mác đã nghiên cứu về sự vận động của chủ nghĩa tư bản, để sáng tạo nên
học thuyết về giá trị thặng dư, làm rõ bản chất của chủ nghĩa tư bản, quy luật
kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản là bóc lột giá trị thặng dư. Sự vận động của
lịch sử xã hội luôn bị chi phối và quyết định bởi quy luật xuyên suốt trong lịch
sử xã hội là quy luật biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Từ
việc nhận thức quy luật của sự vận động xã hội tư bản chủ nghĩa thông qua học
thuyết khoa học về kinh tế học chính trị, kết hợp với những tư tưởng cơ bản về
chủ nghĩa duy vật lịch sử, Các Mác đã phát hiện ra sứ mệnh lịch sử của giai cấp
công nhân, chứng minh tính tất yếu sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học -
hình thái kinh tế - xã hội tiến bộ nhất trong lịch sử xã hội loài người.