Trong quyển
sách “Thời đại Công nghệ sinh học đang đến: thương mại vật liệu sinh học” (The
coming biotech age : the business of bio–materials, 2000. McGraw– Hill) và tái
bản năm 2003 với tựa đề chỉnh lại là “Thời đại Công nghệ sinh học: Thương mại
Công nghệ sinh học (CNSH) và thu lợi từ đó như thế nào” (The Biotech Age : The
Business of Biotech and How to Profit from It), tác giả Richard W. Oliver đa cho
rằng “thế kỉ XXI là thế kỉ của vật liệu sinh học”. Thậm chí, ông dùng từ tiếng
Anh bioterial thay cho từ biomaterial để chỉ vật liệu sinh học. Thuật ngữ này là
sự kết hợp giữa hai ngành khoa học công nghệ mũi nhọn của thế kỉ là sinh học với
vật liệu mới và xoá đi sự phân biệt rạch ròi giữa vật liệu vô cơ và hữu cơ.
Sách này cho rằng thời đại Công nghệ thông tin kéo dài khoảng 60 – 70 năm và
cũng qua đi vì trở nên thông dụng với con người tương tự các phát minh ra xe ô
tô hay máy bay trước đây. Các nhà khoa học sinh vật liệu (bioterial) sẽ thực
hiện các công nghệ mới cho phép con người thực hiện hàng loạt sản phẩm mà trước
đây chỉ có trong trí tưởng tượng như: chế tạo sự sống trong pḥng thí nghiệm,
“thiết kế trẻ em” nhanh chóng từ lí thuyết thành hiện thực, kiểm soát tuổi thọ
và béo phì, các cây tự nhiên sẽ mọc trong vài năm thay vì 50 – 100 năm như
trước đây,... Hàng loạt sản phẩm từ vật liệu mới ra đời: lỗ mũi, lỗ tai, lưỡi
sinh điện tử (BioElectronic); da, máu, xương sụn sinh tổng hợp (BioSynthetic),…
Các sinh vật liệu mới thân thiện và thích nghi với môi trường. Dĩ nhiên những
suy diễn của tác giả R. Oliver cần bàn cãi, nhưng sự phát triển mạnh của Công
nghệ vật liệu sinh học trong thế kỉ XXI là tất yếu.
Nhân loại
đang ở đầu thập niên thứ hai của thế kỉ Công nghệ sinh học (CNSH), nhưng ở nước
ta vấn đề vật liệu sinh học c̣n rất mới. Quyển sách Công nghệ vật liệu sinh học
của nhóm tác giả do TS. Trần Lê Bảo Hà chủ biên sẽ góp phần tích cực vào sự phát
triển một lĩnh vực CNSH đầy triển vọng và rất sôi động trong thời gian sắp tới.
Bản thân tác giả nhiều năm trực tiếp nghiên cứu ở lĩnh vực này, nên ngoài phần
những khái niệm và kiến thức căn bản, sách giới thiệu tương đối cụ thể hàng loạt
ứng dụng thực tiễn, nhất là vật liệu sinh – y học. Hi vọng sách Công nghệ vật
liệu sinh học sẽ góp phần đáng kể trong việc phổ biến kiến thức và thu hút sự
quan tâm nghiên cứu trong lĩnh vực này cho sinh viên, học viên cao học, nghiên
cứu sinh các ngành khoa học tự nhiên, khoa học vật liệu, y dược,…