“Khi chúng
tôi vừa nhìn thấy chiếc xe tăng đầu tiên của Mặt trận Giải phóng chạy trên đường
phố Sài Gòn, chúng tôi không thể tin vào mắt mình. Tại một đại lộ phía sau tòa
đại sứ Mỹ, cách chúng tôi 150m, nó chạy qua trên con đường vắng tanh người. Một
lá cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng khổng lồ phấp phới bay trên cột ăng-ten điện
dài. Chúng tôi dừng chiếc xe jeep, lùi lại. Chiếc xe tăng lại biến mất trong tầm
nhìn của chúng tôi, lặng lẽ như khi nó xuất hiện lúc nãy. Bạn đồng nghiệp của
tôi cho rằng, đó có thể là chiếc xe của quân đội Sài Gòn mà treo lá cờ
MTDTGP trên cần ăng-ten để đánh lạc
hướng địch. Lời giải thích nghe phi lý. Và khi chiếc xe tăng MTDTGP kế tiếp xuất hiện trên đường phố thì mọi nghi
ngờ đã tan biến. Đó là giờ khắc số 0." - Jens
Nauntofte
“Loạt bài
thời sự chuyên về Việt Nam này có thể là loạt bài cuối cùng. 1965 đã xuất bản
cuốn sách Việt Nam – Khu rừng rậm có thể bị phát quang?. Tựa cuốn sách của David
Halberstam đã dùng những từ bay bướm. Lúc bấy giờ, Halberstam cảnh tỉnh đồng bào
của mình rằng chớ tiếp tục sa lầy vào cuộc chiến tranh trong rừng sâu. Hai cuốn
sách thời sự nói về Việt Nam đã tỏ rõ lập trường: Bertrand Russell và Jean-Paul
Sartre là những người cha đỡ đầu của một Tòa án quốc tế tại Stockholm về Việt
Nam đáng suy ngẫm. Tại phiên tòa, tất cả các chuyên gia đến từ khắp nơi trên thế
giới đã chứng minh tại Việt Nam Công pháp quốc tế về quyền con người đã bị vi
phạm nghiêm trọng như thế nào. Phiên tòa đã kết tội Hoa Kỳ xâm lược. Nhưng cuộc
chiến tranh vẫn cứ tiếp diễn. Nó đã trở thành đề tài của phong trào sinh viên Mỹ
và Tây Âu trong những năm 60 – do những hậu quả của cuộc chiến tranh ấy, có thể
nó đã làm đảo lộn tất cả các nước phương Tây, cũng như nó đã thay đổi cả Việt
Nam.
Cuộc chiến
tranh đã đem đến cho mỗi người hình ảnh, ý nghĩa của nó: Bảo vệ Berlin tại vùng
Mekong, có thể là mở đầu cho thế chiến thứ ba, là chiến tranh du kích kiểu mới,
là cuộc chiến Bắc – Nam thay thế, là cuộc khởi nghĩa đầy thắng lợi của Quốc tế
ca “Hãy nguyền rủa thế gian này!” Hồ Chí Minh đã trở thành nhân vật biểu trưng ý
chí của sinh viên bên cạnh Che Guevara, trở thành niềm hy vọng của hàng triệu
người trong thế giới thứ ba. Nhằm giúp bạn đọc hồi tưởng lại từng chặng đường
của cuộc chiến tranh, đã đăng tải nhiều bài trên báo và tạp chí theo niên biểu,
trước khi cuốn sách này được ấn hành. Cuộc chiến tranh 30 năm, kết thúc vào đầu
tháng 5/1975. Vào lúc kết thúc chiến tranh, tháng 4/1975, vẫn còn đó là sự lo sợ
của những người từng sống yên ổn tại Sài Gòn. Sài Gòn - Trung tâm cuộc chiến
tranh du kích thế giới này – sụp đổ không có chiến sự, hầu như không có thương
vong. Bôrries Gallasch – nhân chứng cuộc sụp đổ này – đã yêu cầu các bạn đồng
nghiệp của mình – những người đã cùng có mặt tại Việt Nam vào giai đoạn cuối của
cuộc chiến, hãy đưa tin từ góc nhìn chủ quan mà họ đã nhìn thấy và cảm nhận
được, khi những người chiến sĩ du kích chiếm lĩnh thành phố, kết thúc sự chết
chóc tại đây. Một sự kiện – có thể có nhhiều cách trình bày. Đối với các phóng
sự về sự kết thúc chiến tranh 30 năm, chỉ có sự nhận thức chủ quan của người
viết. Chính vì vậy, nhà xuất bản xin ấn hành các phóng sự này.” -
Freimut
Duve
Sách
gồm các phần sau:
-
Lời giới thiệu
-
Lời đầu sách
-
Tháng 5 năm 1954 - Những giờ phút cuối cùng của thành lũy rừng sâu. Sự kết thúc
trận Điện Biên Phủ - Con đường tù binh (Báo Frankfurter Zeitung, ngày
10/5/1954)
-
Việt Nam - một cuộc chiến tranh giành cho các nhà báo? (Lời tựa của Borries
Gallasch)
-
Tháng 7/1954 Đông Dương - Kết thúc của một thời kỳ (Báo Der Spiegel ngày
28/7/1954)
-
Bắt đầu lại từ đầu (Jens Nauntofte)