Cuốn
sách này viết về những điều đã biết, về sự bất toàn, tính bất ổn và tương lai
của y học.
Hơn
một thập kỷ trước, khi Siddhartha Mukherjee vẫn còn là một bác sĩ nội trú trẻ
tuổi, kiệt sức và cô lập, anh đã tìm thấy cuốn sách vĩnh viễn thay đổi cuộc đời
mình. Một cuốn sách thôi thúc anh đi tìm chìa khóa cho câu hỏi cơ bản và bức
thiết: Liệu y học có phải một ngành khoa học tự
nhiên?
Một
ngành khoa học tự nhiên đòi hỏi những định luật. Liệu y học có đáp ứng được yêu
cầu này chăng?
Và
Bác sĩ Siddhartha Mukherjee đã dành cả sự nghiệp của mình để tìm kiếm câu trả
lời – “Định luật Y học”. Trong luận thuyết quan trọng này, ông nghiên cứu những
trường hợp khó khăn nhất trong sự nghiệp của mình đã dẫn ông đến nhận thức về 3
nguyên tắc thống trị y học.
Nền
giáo dục y khoa đã dạy Siddhartha Mukherjee rất nhiều dữ liệu khoa học, nhưng
lại dạy rất ít về những khoảng trống nằm giữa những dữ liệu đó. Cuốn sách này là
một cách để ông khám phá những công cụ có thể giúp tôi hòa hợp hai phạm vi tri
thức.
Y
học là một nhành khoa học với những định luật. Tất nhiên, những định luật này có
thể sẽ không giống những định luật trong vật lý hay hóa học. Nếu là một ngành
khoa học, y học sẽ là một ngành khoa học uyển chuyển
hơn.
Dưới
ngòi bút đậm chất hung biện và đầy say mê, “Định luật Y học” không chỉ dành cho
những nhà nghiên cứu chuyên sâu mà còn cho tất cả những ai đang tìm kiếm cách
thức để có một cuộc sống khỏe mạnh tràn đầy.
Sau
cùng, cuốn sách này là nền móng xây dựng con đường mới tìm đến sự thấu hiểu về y
học, hiện tại và cả tương lai.
Về tác
giả:
Siddhar tha Mukherjee là một bác sĩ và một nhà nghiên cứu về bệnh ung
thư.
Ông
là tác giả của hai cuốn sách Định luật y học và The Emperor of All Maladies: A
Biography of Cancer (tạm dịch: Vua của các loại bệnh: Tiểu sử bệnh ung thư), tác
phẩm đoạt giải Pulitzer năm 2011. Mukherjee là phó giáo sư y học tại Đại học
Columbia và là bác sĩ chuyên khoa ung thư tại Trung tâm Y tế Đại học Columbia.
Giành được học bổng Rhodes, ông đã tốt nghiệp Đại học Stanford, Đại học Oxford,
và Trường Y khoa Harvard. Ông đã công bố nhiều bài báo trên các tạp chí Nature,
Cell, The New England Journal of Medicine, và The New York
Times.
Năm
2015, Mukherjee cộng tác với Ken Burn trong một bộ phim tài liệu dài sáu tiếng
chia làm ba phần của đài PBS nói về lịch sử và tương lai của bệnh ung thư.
Mukherjee tập trung nghiên cứu bệnh ung thư và tế bào gốc. Thí nghiệm của ông
được biết đến với việc khám phá ra những khía cạnh mới trong nghiên cứu tế bào
gốc, bao gồm những tế bào gốc chuyên biệt hình thành nên xương và
sụn.